Là một trong những căn bệnh có diễn biến dai dẳng, điều trị khó và có nguy cơ tái phát cao, viêm da dầu phát triển mạnh mẽ vào mùa thu - đông với hình ảnh đặc trưng là mảng hồng ban tróc vảy vùng tiết bã. Theo dõi tiếp bài viết bên dưới của La Hues để hiểu kỹ hơn về loại bệnh này.
Viêm da dầu - triệu chứng lâm sàng
Viêm da dầu (hay viêm da tiết bã, chàm da mỡ) là bệnh lý mạn tính gây đỏ da bong vảy, tập trung nhiều ở vùng tiết bã (đầu, mặt, ngực, lưng).
Bệnh thường ảnh hưởng đến vùng da hay tiết dầu, tuy nhiên bệnh cũng có thể xuất hiện ở những khu vực da dày và khô. Phần lớn viêm da đầu thường gặp ở cả trẻ em là chủ yếu và có phần trăm mắc bệnh ở người lớn.
Cơ chế bệnh sinh của viêm da dầu. (Ảnh: Sưu tầm Internet)
Các triệu chứng lâm sàng của viêm da dầu
Ở trẻ em
- Tổn thương xuất hiện ngay ở những tháng đầu sau sinh
- Tổn thương là các mảng đỏ da trên có vảy mỡ, bóng, dính, tập trung ở vùng tiết bã như da đầu, cung lông mày, rãnh mũi má ...Vùng kẽ như nách, bẹn, quanh rốn cũng có thể gặp
- Một thể viêm da dầu lan tỏa, nặng có thể gặp ở trẻ em là đỏ da toàn thân bong vảy của Leiner Moussou
Viêm da dầu vùng đầu ở trẻ nhũ nhi. (Ảnh: Sưu tầm Internet)
Viêm da dầu vùng cung mày ở trẻ nhũ nhi. (Ảnh: Sưu tầm Internet)
Ở người lớn
- Thường khởi phát ở tuổi dậy thì và tồn tại suốt đời, nặng lên về mùa đông và cải thiện về mùa hè, ngứa ít hoặc không ngứa
- Tổn thương da có đặc điểm là các dát đỏ ranh giới rõ với da lành kèm vảy da trắng/ vảy mỡ vàng, mỏng, dính, xuất hiện ở đầu, mặt (tập trung chủ yếu ở cung mày, rãnh mũi má), ngực, lưng, thậm chí có thể lan ra toàn thân (trường hợp cần chẩn đoán phân biệt với vảy nến)
Viêm da dầu ở vùng cung mày, rãnh mũi má ở người lớn. (Ảnh: Sưu tầm Internet)
Tiêu chuẩn chẩn đoán viêm da dầu
Viêm da dầu được chuẩn đoán chủ yếu dựa vào bệnh cảnh lâm sàng, ít khi cần đến xét nghiệm soi tìm nấm.
Soi tìm nấm Malassezia bằng KOH 20%.
Sinh thiết da được chỉ định trong những trường hợp khó, cần chẩn đoán phân biệt: mô bệnh học của tổn thương viêm da dầu là hình ảnh xốp bào, vảy ở trung tâm nang lông, á sừng khú trú, thâm nhiễm bạch cầu lympho và mô bào quanh mạch, giai đoạn bán cấp có thể thấy hình ảnh nấm men ở lớp sừng, giai đoạn mạn tính chủ yếu là hình ảnh các mạch máu giãn ở trung bì nông.
Dermoscopy: hình ảnh giãn mạch máu hình cành cây, hình dấu phẩy
Kỹ thuật soi da bằng dụng cụ Dermoscopy giúp bác sĩ phân tích tổn thương da. (Ảnh: Sưu tầm Internet)
Phương pháp điều trị viêm da dầu
Lựa chọn thuốc điều trị phụ thuộc lứa tuổi, giai đoạn bệnh và vị trí tổn thương.
Viêm da dầu ở trẻ em
Sử dụng các loại kem làm mềm da, giúp bong lớp vảy ở bề mặt da một cách nhẹ nhàng (petrolatum, dầu oliu ...)
Viêm da dầu ở người lớn
Viêm da dầu vùng đầu: sử dụng các loại dầu gội chứa selenium sulfid, zinc pyrithion, trà xanh có tác dụng giảm nhẹ triệu chứng; hoặc dầu gội chứa ketoconazol 2% (Nizoral), ciclopirox 1% (loprox) dùng 2 -3 lần/tuần. Trường hợp tổn thương nặng, đỏ da bong vảy nhiều, kèm ngứa có thể sử dụng corticoid đường bôi, ngắn ngày (dung dịch fluocinolone 0,01%, betamethasone valerat 0,12% ...)
Viêm da dầu vùng mặt, thân mình: thuốc kháng nấm bôi tại chỗ (ciclopirox 1%, ketoconazole 2%), corticoid bôi loại nhẹ - trung bình (hydrocortisone, clobetasone propionate), thuốc ức chế kênh calcineurin bôi (tacrolimus 0,1%, pimecrolimus 1%).
Trường hợp tổn thương nặng, lan tỏa, hay tái phát: thuốc kháng nấm đường uống có thể được lựa chọn (Terbinafin 250mg/ngày, Itraconazole 200mg/ngày trong vài tuần), isotretinoin liều thấp 0,1mg/kg/ngày trong 6 tháng.
Trên thực tế, bệnh lý viêm da dầu rất dễ bị nhầm lẫn với các bệnh nấm da khác. Vậy nên, để chắc chắn da bạn có đang xuất hiện tình trạng này hay không, hãy nhanh chóng liên hệ với phòng khám chuyên khoa da liễu La Hues để được tư vấn và điều trị kịp thời bạn nhé.
Chúc các bạn nhiều sức khỏe!