Lahues SkinClinic

Mụn ở quai hàm và cằm: Nguyên nhân và cách điều trị dứt điểm

Bạn Mỹ Linh gửi câu hỏi đến cho các chuyên gia của La Hues Clinic như sau: "Mụn của em cứ lên nhiều ở vùng cằm và quai hàm, trong khi các khu vực khác như trán hay hai bên má thì rất ít. Cho em hỏi vì sao mặt em lại chỉ lên mụn ở hai vùng đó và có cách nào để giải quyết tình trạng này không?”

Trả lời bạn đọc:

Bất cứ vị trí nào trên khuôn mặt đều có thể nổi mụn, trong đó vùng cằm và quai hàm là khu vực dễ nổi mụn hơn cả. Mụn ở quai hàm và cằm thường sưng đỏ, có thể là mụn mủ hoặc mụn bọc, chúng thường nổi thành từng mảng dày. Tình trạng này thường gây ra nhiều khó chịu, đặc biệt khi chạm tay vào hoặc khi vệ sinh mặt.

Vậy mụn ở quai hàm, viền hàm và cằm: Nguyên nhân do đâu và cách trị mụn như thế nào, La Hues Clinic sẽ giúp bạn hiểu rõ về vấn đề này qua bài viết dưới đây.

Mụn ở quai hàm và cằm là tình trạng nhiều chị em gặp phảiMụn ở quai hàm và cằm là tình trạng nhiều chị em gặp phải

1. Nguyên nhân mụn cằm và quai hàm

Cũng giống như các vùng da khác trên khuôn mặt, mụn cằm và viền hàm xuất hiện do nhiều nguyên nhân.

1.1. Tuyến bã nhờn bài tiết quá mức

Các tuyến bã nhờn trên vùng da mặt có tác dụng tiết dầu nhằm cân bằng độ ẩm cho da. Tuy nhiên, khi tuyến bã nhờn hoạt động quá mạnh sẽ khiến dầu dư thừa trên da gây bít tắc lỗ chân lông, tạo ra môi trường thuận lợi để các loại vi khuẩn Propionibacterium Acnes sinh sôi, phát triển gây mụn. Tại vùng cằm và quai hàm, các tuyến hoạt động mạnh hơn các vùng khác. Cho nên, lượng dầu luôn tồn đọng tại các vị trí này. Đây chính là nguyên nhân hàng đầu gây tình trạng mụn ở quai hàm và cằm xuất hiện nhiều. 

1.2. Không vệ sinh da đúng cách

Hàng ngày làn da tiếp xúc với nhiều khói bụi môi trường, mỹ phẩm hay lớp trang điểm. Nếu không được vệ sinh sạch sẽ, đúng cách hàng ngày, bã nhờn và bụi bẩn sẽ bám vào lỗ chân lông. Lâu ngày lỗ chân lông bị bít tắc. Hệ thống miễn dịch cũng như hàng rào bảo vệ của da bị phá vỡ tạo điều kiện cho vi khuẩn gây mụn xâm nhập dễ dàng. 

Vùng cằm và viền hàm là những vị trí thường hay bị bỏ sót hoặc không được chú tâm làm sạch. Do đó bụi bẩn thường lắng đọng tại đây, kích thích sự hình thành của các nhân mụn trứng cá quanh quai hàm.

1.3. Rối loạn nội tiết

Rối loạn hay mất cân bằng nội tiết tố xảy ra ở tuổi dậy thì, giai đoạn mang thai, phụ nữ cho con bú, tuổi tiền mãn kinh hoặc mãn kinh cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng mụn nổi dày đặc. Nồng độ các Hormone không cân bằng sẽ kích thích tuyến bã nhờn tăng tiết quá mức. Dầu tiết dư thừa trên da sẽ gây bít tắc các lỗ chân lông từ đó làm xuất hiện nhiều mụn trứng cá.

Rối loạn nội tiết cũng khiến mụn nổi nhiều ở quai hàm và cằmRối loạn nội tiết cũng khiến mụn nổi nhiều ở quai hàm và cằm

1.4. Một số nguyên nhân khác

Chế độ ăn uống kém khoa học, thường xuyên tiêu thụ các món ăn chiên rán hoặc cay nóng sẽ khiến cơ thể tích tụ lượng lớn độc tố mà gan không thể đào thải được hết. Các chất độc tồn đọng trong cơ thể phát tán qua da sẽ gây mụn trứng cá.

Bên cạnh đó, những thói quen xấu như thường xuyên sờ tay lên mặt, thức quá khuya, dùng nhiều các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá,… cũng khiến mụn ở quai hàm và cằm nổi lên nhiều. 

2. Mụn ở cằm và viền hàm có nguy hiểm không?

Các bác sĩ da liễu đánh giá, mụn mọc ở cằm và viền hàm nếu phát hiện và điều trị sớm sẽ không để lại sẹo thâm, sẹo lồi hay biến chứng nguy hiểm nào. Tuy nhiên, nếu bạn coi thường tình trạng này, tự ý mua thuốc về điều trị sẽ khiến mụn trầm trọng hơn, ảnh hưởng đến liệu trình chữa mụn sau này. 

Một vài nốt mụn ở quai hàm và cằm tưởng như đơn giản nhưng không thể coi thường. Bởi đây là những vị trí giải phẫu trọng yếu, nơi nhiều mạch máu kết hợp với những sợi thần kinh quan trọng. Nếu mụn không xử lý đúng cách, quá trình viêm lan rộng rãi ra. Các vi khuẩn có thể tràn vào  trong mạch máu gây nhiễm khuẩn huyết, ảnh hưởng lớn tới sức khỏe.

Ngoài ra, bạn không nên tự ý nặn mụn ở cằm và quai hàm. Nếu thao tác không đúng và vệ sinh kém sẽ gây tổn thương nghiêm trọng đến các vùng da lành khác. Bên cạnh đó, nặn mụn không đúng cách có thể gây tổn thương các dây thần kinh ở cằm, viền hàm, rất nguy hiểm. 

3. Cách trị mụn ở cằm và viền hàm

Mụn ở cằm và viền hàm có thể điều trị đơn giản nếu bạn phát hiện sớm và có kế hoạch trị liệu phù hợp. Tham khảo một số cách trị mụn ở cằm và viền hàm dưới đây. 

3.1. Giảm sưng mụn bằng đá

Mụn quai hàm và cằm có thể gây sưng, nóng, đỏ, đau. Nếu gặp hiện tượng này, bạn có thể chườm đá lạnh để giảm đau và ngăn chặn tình trạng viêm mụn. Khi dùng đá lạnh áp lên da, các lỗ chân lông và mạch máu dưới da thu nhỏ lại. Nhờ đó các nốt mụn giảm sưng, bớt đỏ. 

Bạn có thể bọc một vài viên đá trong chiếc khăn mỏng rồi chườm nhẹ lên vùng mụn viêm. Thực hiện mỗi ngày 3 lần, mụn sưng viêm sẽ giảm đáng kể.

Chườm đá giúp giảm tình trạng mụn sưng viêmChườm đá giúp giảm tình trạng mụn sưng viêm

3.2. Thăm khám da liễu

Nếu tình trạng mụn quai hàm và cằm xuất hiện nhiều, các nốt mụn to, mụn bọc hoặc mụn mủ gây đau nhức, sưng, nóng, đỏ thì bạn nên thăm khám tại các cơ sở y tế có bác sĩ chuyên ngành da liễu. Họ sẽ giúp bạn đánh giá chính xác tình trạng mụn trên da để đưa ra phác đồ phù hợp.

Sau khi thăm khám da liễu, bạn cần tuân thủ chặt chẽ các nguyên tắc, liều lượng thuốc cũng như cách bôi thuốc để đạt hiệu quả trị mụn tốt nhất. Bạn không được tự ý dừng liệu trình điều trị ngay cả khi mụn mọc ở quai hàm đỡ.

Bạn nên thăm khám bác sĩ da liễu để có phác đồ điều trị mụn hiệu quảBạn nên thăm khám bác sĩ da liễu để có phác đồ điều trị mụn hiệu quả

Bên cạnh đó, bạn nên xây dựng chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học để hỗ trợ quá trình điều trị mụn đạt hiệu quả cao. Uống đủ nước mỗi ngày giúp cho cơ thể đào thải các độc tố, giảm gánh nặng cho gan, tránh gây tích tụ chất độc gây mụn trứng cá.

Thực tế, mụn ở quai hàm và cằm hiếm khi ảnh hưởng xấu tới sức khỏe. Tuy nhiên chúng khiến bạn mất tự tin vì gương mặt kém sắc, làn da sần sùi. Tốt nhất, nên thăm khám da liễu sớm để được điều trị đúng cách và dứt điểm.

Một số thông tin chia sẻ trên đây giúp bạn đọc hiểu rõ về nguyên nhân cũng như cách điều trị Mụn cằm và quai hàm, viền hàm. Mong rằng, đó là những kiến thức bổ ích giúp có làn da chắc khỏe, trắng mịn. La Hues Clinic chúc bạn thành công.


GỬI ẢNH ĐỂ ĐƯỢC BÁC SỸ TƯ VẤN NGAY!

<10mb

Bài viết cùng thể loại
Nám da có điều trị khỏi triệt để 100% được không?

Nám da có điều trị khỏi triệt để 100% được không?

Tiêm Meso nhiều có bị phụ thuộc không? Hiệu quả kéo dài bao lâu?

Tiêm Meso nhiều có bị phụ thuộc không? Hiệu quả kéo dài bao lâu?

Chuyên gia giải đáp: Làm Hifu xong có bị chai da không?

Chuyên gia giải đáp: Làm Hifu xong có bị chai da không?

GỬI ẢNH ĐỂ ĐƯỢC BÁC SỸ TƯ VẤN NGAY!

<10mb