Lahues SkinClinic

Lang ben là bệnh gì? Căn nguyên gây bệnh, triệu chứng, chẩn đoán và cách điều trị

Lang ben hay nấm da lang ben là bệnh lý da liễu thường gặp ở mọi lứa tuổi và gây thương tootn chủ yếu ở ngực, lưng, tay và mặt,... Liệu căn bệnh này có gây ảnh hưởng đến sức khỏe của chúng ta hay không? Tìm hiểu thông qua bài viết sau để có câu trả lời.

Lang ben và đối tượng dễ mắc bệnh

Nấm lang ben là bệnh nhiễm bởi loại nấm thuộc nhóm Malassezia furfur hay còn gọi là Pityrosporum orbiculaire (một loại nấm gây bệnh ở lớp sừng). 

Một số yếu tố thuận lợi để lang ben phát triển phải kể đến: vùng da dầu, mồ hôi quá nhiều, suy giảm miễn dịch, dinh dưỡng kém, mang thai và sử dụng corticosteroid. Đặc biệt, bệnh lang ben sẽ tăng lên ở thời tiết nóng ẩm và khi cơ thể bị tăng tiết mồ hôi.

Lang ben xuất hiện tại vùng lưng.

Lang ben xuất hiện tại vùng lưng. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Bệnh hay gặp ở tuổi thanh thiếu niên và người trẻ khi tuyến bã tăng cường hoạt động. Ngoài ra, người có làn da nhờn, đổ mồ hôi nhiều, suy giảm miễn dịch (do HIV, AIDS, ung thư điều trị hóa chất, trẻ em sau cúm, sởi…) hay thay đổi nội tiết tố (do dậy thì, mang thai, sử dụng thuốc tránh thai) đều có nguy cơ mắc lang ben.

Căn nguyên gây bệnh là gì ?

Lang ben do nấm thuộc nhóm Malassezia gây nên. Hiện nay đã xác định và phân loại được 12 chủng Malassezia khác nhau, trong đó có 8 chủng hay gây bệnh cho người lần lượt là: M. sympodialis, M. globosa, M. restricta, M. slooffiae, M. furfur, M. obtusa và mới được phân lập là M. dermatis, M. japonica , M. yamotoensis, M. nana , M. caprae và M. equine.

Lang ben ở vùng cổ và ngực.

Lang ben ở vùng cổ và ngực. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Các triệu chứng bệnh lang ben

- Tổn thương do lang ben gây nên có hình tròn hay hình bầu dục, vảy da mỏng, màu nâu (tăng sắc tố) và nâu vàng (giảm sắc tố); thỉnh thoảng có hiện tượng viêm nhẹ (màu hồng). Có thể cào nhẹ trên bề mặt tổn thương để phát hiện vảy da trong trường hợp khó phát hiện (dấu hiệu vỏ bào). Các tổn thương liên kết với nhau thành mảng lớn hình nhiều cung. 

- Vị trí thường gặp ở vùng da tiết bã, đặc biệt là vùng ngực và vùng liên bả vai. Ngoài ra, tổn thương có thể gặp ở mặt (thường gặp ở trẻ em), da đầu, khoeo, dưới vú và bẹn. 

- Kích thước các đám tổn thương không đều nhau có đường kính khoảng từ 1cm đến 3cm.

- Bề mặt tổn thương có vảy cám mịn, có thể cạo bong dễ dàng được gọi là dấu hiệu vỏ bào.

- Tổn thương không đau, ít ngứa, chủ yếu bị ngứa khi bị ra mồ hôi. Bệnh dai dẳng dễ tái phát.

- Dưới ánh sáng đèn Wood, tổn thương lang ben có màu vàng sáng hoặc vàng huỳnh quang. Màu huỳnh quang được phát hiện ở vùng rìa của tổn thương. 

- Bệnh nhân có thể có ngứa nhẹ nhất là khi thời tiết nóng bức

Xét nghiệm hỗ trợ chẩn đoán

Soi trực tiếp: hình ảnh bào tử xen kẽ với sợi nấm ngắn từ bệnh phẩm được lấy bằng băng dính hoặc cạo vảy da ở thương tổn. 

Nuôi cấy: khi nuôi cấy Malassezia cần phủ trên đó lớp dầu bởi khả năng ưa dầu tự nhiên của nấm

 Hình ảnh bào tử nấm soi tươi bằng KOH 10% trong bệnh lang ben.

Hình ảnh bào tử nấm soi tươi bằng KOH 10% trong bệnh lang ben. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Tiêu chuẩn chẩn đoán lang ben

- Tổn thương da tăng hoặc giảm sắc tố, vảy da mỏng 

- Đèn wood thấy có màu huỳnh quang vàng. 

- Soi tươi thấy hình ảnh bào tử xen kẽ với sợi nấm ngắn

Kỹ thuật sử dụng đèn wood soi da nhằm phát hiện lang ben.

Kỹ thuật sử dụng đèn wood soi da nhằm phát hiện lang ben. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Phương pháp điều trị

Hiện nay, việc điều trị lang ben không khó nhưng bệnh hay bị tái phát đặc biệt là ở những người có cơ địa da dầu, thành phần hóa học của mồ hôi bị thay đổi. Tùy vào tình trạng và mức độ nhiễm nấm, để điều trị triệt để bạn cần phối hợp điều trị bằng thuốc tại chỗ và thuốc toàn thân.

Thuốc chống nấm tại chỗ: Phù hợp với trường hợp tổn thương mới, ít và khu trú. Sử dụng ketoconazol (1-2%) hoặc selenium sulfid (2,5%) có hiệu quả. Điều trị 2 lần/tuần trong 2 đến 4 tuần. Để thuốc trong 10-15 phút rồi rửa. 

Các thuốc khác như nhóm azol, allylamin dạng kem và dung dịch, glycol propylen, nystatin, axit salicylic. 

Điều trị thuốc kháng sinh đường toàn thân: Áp dụng cho những trường hợp tổn thương da diện rộng, mức độ tổn thương nặng hoặc những trường hợp không đáp ứng với thuốc sử dụng tại chỗ.

Ketoconazol 200mg/ngày x 5-7 ngày + Itraconazol 100-200 mg/ngày x 5 ngày + Fluconazol 300mg/tuần x 2 tuần. 

Sử dụng thuốc trị lang ben theo kê đơn của bác sĩ.

Sử dụng thuốc trị lang ben theo kê đơn của bác sĩ. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Biện pháp phòng chống tái phát

Để phòng chống tái phát lang ben, bạn cần tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng nhiều, tránh nhiệt độ quá cao, hạn chế việc ra mồ hôi của cơ thể hết mức có thể,.. Thiết lập cho bản thân một chế độ sinh hoạt nghỉ ngơi hợp lý đồng thời đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng cho cơ thể đặc biệt là các vitamin và kẽm. 

Sử dụng dầu gội ketoconazol 1 lần/tuần như xà phòng. 

Ketoconazol 400 mg x 1 lần/tháng + Fluconazol 300mg x 1 lần/tháng + Itraconazol 400mg x 1 lần/tháng 

Bệnh lang ben tuy không ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng dễ tạo cảm giác ngứa râm ran làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Nếu bạn thấy cơ thể mình có các dấu hiệu bất thường như trong bài viết trên, hãy liên hệ với phòng khám chuyên khoa da liễu La Hues để được tư vấn và điều trị kịp thời. 

Chúc các bạn nhiều sức khỏe!

 


GỬI ẢNH ĐỂ ĐƯỢC BÁC SỸ TƯ VẤN NGAY!

<10mb

Bài viết cùng thể loại
Nám da có điều trị khỏi triệt để 100% được không?

Nám da có điều trị khỏi triệt để 100% được không?

Tiêm Meso nhiều có bị phụ thuộc không? Hiệu quả kéo dài bao lâu?

Tiêm Meso nhiều có bị phụ thuộc không? Hiệu quả kéo dài bao lâu?

Chuyên gia giải đáp: Làm Hifu xong có bị chai da không?

Chuyên gia giải đáp: Làm Hifu xong có bị chai da không?

GỬI ẢNH ĐỂ ĐƯỢC BÁC SỸ TƯ VẤN NGAY!

<10mb